Bài học về sự ngạo mạn và hiếu thắng: Nhà sư và cậu bé

Một câu chuyện làm cho Nha nhớ mãi bài học về sự ngạo mạn và hiếu thắng hồi nhỏ. Thắng, thua, thành, bại là những chuyện thường xuyên giày vò cuộc sống của con người. Có những lúc chúng ta tự cho rằng mình đã thắng nhưng trên thực tế, có khi chúng ta đã thua nhiều hơn mà chẳng hề hay biết. Hãy đọc hết câu chuyện và cùng suy ngẫm nhé!

Cậu chuyện nhà sư và cậu bé

Một vị sư lên rừng hái củi, trên đường về gặp một cậu bé đang chạy chơi đùa, hái hoa bắt bướm. Vị sư đến gần hỏi: "Trên tay con cầm gì thế?"
Cậu bé láu cá: "Đố sư biết đó, nhưng nói sai sư phải mất cho con bó củi nhé?"
"Một con bướm đã chết đúng không?" - vị sư đoán.
Cậu bé cười ha ha bảo: "Sai rồi, con bướm còn sống nhé!". Nói rồi cậu bé tung con bướm bay lên trời.
Vị sư cười nói: "Củi của con đây, cầm về đi!"
Cậu bé hí hửng đem bó củi về khoe bố, nhưng ông bố chẳng những không khen ngợi mà lại tái mặt bước đến nhéo tai con nói: "Đem bó củi lên chùa trả rồi xin lỗi sư ngay".
Cậu bé vừa đi vừa cãi lại: "Nhưng con thắng mà!"
Đến chùa 2 bố con chắp tay xin lỗi, vị sư chỉ nhẹ mỉm cười gật đầu.
Thấy trên đường về cậu bé vẫn hậm hực, người bố nhẹ nhàng nói: "Nếu sư nói con bướm còn sống thì con cũng bóp cho nó chết đúng không? Từ đầu ngài đã định đem bó củi để đổi lấy một mạng sống rồi đó".
Cậu bé hiểu chuyện lặng lẽ cúi đầu.

Bài học cuộc sống:

Sự ngạo mạn và hiếu thắng luôn lấy đi bao lý trí của mỗi chúng ta. Đừng thấy ai lùi mà vội bảo họ thua.
Thiện lương khó hơn là thông minh, bởi vì thông minh là thiên phú, còn thiện lương là một sự lựa chọn.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết!

Nha thân tặng bộ source code blog này cho những ai quan tâm.

Sưu tầm

Bài khác

Bài viết mới

Có thể bạn thích

Bài học cuộc sống từ việc ăn trộm đồng hồ của cậu học trò nhỏ

Một câu chuyện gợi cho chúng ta biết bao nhiêu bài học, không phải bài học nào thầy dạy cũng phải nói bằng ngôn từ, chỉ một hành động nhỏ thôi đã thay đổi một con người. Một bài học phải rất lớn rồi mới hiểu hết được ý nghĩa. Mời bạn xem câu chuyện qua cuộc trò chuyện của thầy và học trò cũ.

Vì sao nói: Tiểu nhân thường trách người, quân tử tự trách mình?

Ở một làng nọ, có hai gia đình sống cạnh nhau nhưng lại rất trái ngược. Gia đình ông Vương sống ở phía Đông thường xảy ra cãi vã, cuộc sống rất buồn khổ. Còn ở phía Tây, gia đình ông Lý thì ngược lại, rất đoàn kết và hòa ái, cuộc sống vui vẻ, an lạc không gì bằng…