8 nghệ thuật thành công của Steve Jobs

Dù gặp nhiều khó khăn, CEO huyền thoại của Apple luôn biết cách thu phục lòng người, tác động lên những doanh nhân khác và đạt được điều mình muốn.

 

Chứng tỏ đam mê

Đây là một phần quan trọng trong chiến thuật của Jobs. Trước khi Apple ra mắt iTunes vào năm 2001, Jobs đã gặp hàng chục nghệ sĩ với hy vọng thuyết phục họ tham gia vào kế hoạch của iTunes. Một trong số đó là nghệ sĩ trumpet - Wynton Marsalis. “Ông ấy đã trình bày trong suốt 2 tiếng đồng hồ và tôi thực sự ấn tượng với niềm đam mê đó,” Marsalis cho biết. Jobs cũng thể hiện nguyên niềm đam mê ấy với đội ngũ quảng cáo để đảm bảo rằng mỗi sản phẩm làm ra đều tràn đầy cảm xúc. Kết quả là những quảng cáo như “1984” hay “Silhouette” đã đưa Apple vượt qua cả giới hạn của một công ty máy tính.

Luôn thẳng thắn

Khi Jobs trở lại Apple vào năm 1997, công ty đang mất định hướng trầm trọng. Ông tập trung các nhân viên cấp cao vào phòng họp và hỏi họ xem vấn đề nằm ở đâu. Đáp lại chỉ là những tiếng thì thầm qua lại. Và Jobs cắt ngang: “Đó là sản phẩm. Sản phẩm quá tệ. Chẳng còn chút quyến rũ nào trong đó nữa”. Mọi người nghe theo Jobs bởi ông luôn nghiêm túc với những gì mình nói. “Tôi không chĩa mũi dùi vào ai. Nhưng nếu thực sự có vấn đề, tôi sẽ nói thẳng vào mặt họ. Đó là văn hóa công ty mà tôi muốn gây dựng”, Jobs chia sẻ.

Làm việc chăm chỉ

Jobs từng làm việc từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối, điều hành cả Apple và Pixar, dù đang phải điều trị sỏi thận. Đây là điều khiến mọi người tôn kính và ngưỡng mộ ông.

Ra quyết định nhanh chóng và dứt khoát

Khi cân nhắc một sản phẩm mới, Apple thường hiếm khi nghĩ đến các nghiên cứu hay khảo sát. Jobs chủ yếu dựa theo linh cảm của mình. Như trong trường hợp của những chiếc iMac đầu tiên, Jobs đã không do dự ra quyết định về một loạt máy tính mới với đủ sắc màu. Jony Ive - Giám đốc Thiết kế của Apple cho biết: “Thường thì những quyết định đó phải mất hàng tháng, nhưng với Jobs thì chỉ mất có nửa giờ”.

Đừng đợi để sửa lỗi

Trong quá trình thiết kế cửa hàng đầu tiên của Apple, Giám đốc Bán lẻ Ron Johnson thức dậy giữa đêm trước một buổi họp quan trọng, và nhận ra rằng cách họ bài trí cửa hàng là một sự sai lầm. Thay vì sắp xếp theo loại sản phẩm, đáng lẽ Apple phải bày sản phẩm theo nhu cầu phát sinh của khách hàng. Johnson trình bày ý tưởng này với Jobs. Sáng hôm sau, CEO của Apple lập tức ra lệnh toàn bộ bố cục của cửa hàng cần phải được thay đổi ngay lập tức, dù phải hoãn ngày ra mắt tới 3-4 tháng.

Rèn sắt khi còn nóng

Thành công thường dế khiến người ta ngủ quên trên chiến thắng, nhưng Jobs thì ngược lại. Khi “Toy Story” - bộ phim đầu tiên của Pixar thành công vang dội, Jobs quyết định IPO ngay. Dù gặp phải nhiều ý kiến phản đối, đặc biệt là Pixar vừa thua lỗ suốt 5 năm, thậm chí giám đốc điều hành của Pixar, John Lasseter cũng khuyên Jobs nên đợi đến sau bộ phim thứ hai, nhưng Jobs đã quyết là làm. Ông cho rằng công ty đang rất cần tiền để đầu tư cho những bộ phim tiếp theo và thỏa thuận lại hợp đồng với Disney. IPO năm 1995 đồng nghĩa công ty không còn phải phụ thuộc vào Disney nữa. Dù vậy, Disney sau đó đã phải chi 7,4 tỷ USD để mua Pixar, biến Jobs trở thành cổ đông lớn nhất của mình

Khi có lợi thế, hãy tận dụng

Vào ngày đầu tiên Jobs trở lại Apple, ông họp hội đồng quản trị và yêu cầu định giá lại quyền chọn cổ phiếu. Ban lãnh đạo phản đối và cho rằng cần ít nhất 2 tháng nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định. Jobs nói: “Nếu các vị không làm được, tôi sẽ không quay trở lại nữa”. Ban lãnh đạo đành phải đồng ý. Nhưng Jobs không dừng lại ở đó. Ngày tiếp theo, ông yêu cầu toàn bộ thành viên Ban lãnh đạo từ chức, trừ một người. Mong muốn của ông cũng được toại nguyện. Như vậy, nhờ việc được tự do lựa chọn thành viên hội đồng quản trị và làm việc độc lập so với họ, Jobs đã giành được quyền kiểm soát những dự án tiếp theo của Apple.

Đòi hỏi và chỉ bằng lòng với sự hoàn hảo

Mục tiêu của Apple chưa bao giờ là lợi nhuận hay đánh bại đối thủ, mà là tạo ra sản phẩm tuyệt vời nhất có thể. Jobs đòi hỏi sự hoàn hảo trong mọi thứ: Ông làm việc với rất nhiều nghệ sĩ và hãng truyền thông để đảm bảo quảng cáo của Apple đã truyền tải đúng cảm xúc, hình ảnh và âm nhạc hoàn toàn ăn khớp với nhau. Ông đòi hỏi bất cứ chức năng chơi nhạc nào trên iPod phải được kích hoạt chỉ sau 3 lần bấm, không hơn. Ông yêu cầu quá trình sản xuất tất cả máy tính của Apple phải giảm từ 4 tháng xuống còn 2 tháng. Nhờ đó, Apple đã từng bước trở thành đế chế công nghệ với lượng người dùng trung thành bậc nhất thế giới. Kháng hàng luôn cảm thấy quyền lợi của họ được đặt lên đầu tiên và sẵn sàng trả giá cao để mua sản phẩm của Apple.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết!

Nha thân tặng bộ source code blog này cho những ai quan tâm.

Hà Tường

VNExpress

Bài khác

Bài viết mới

Có thể bạn thích

Giá trị của một con người

Đây là câu chuyện được lan truyền trên mạng thời gian khá lâu và được đông đảo mọi người bình luân. Nhiều người gọi đây là bài học về giá trị cuộc sống hay giá trị cuộc đời hay giá trị sống. Mời mọi người đọc và cho ý kiến của mình.

8 thiếu sót lớn nhất của đời người

Sự khác biệt giữa người vĩ đại và người bình thường chính là, người vĩ đại thường chỉ cần một khích lệ tinh thần nho nhỏ cũng có thể lấy ra dũng khí, biết tập trung tinh lực để đi thực hiện cho tốt một việc, mà người bình thường lại chia tinh lực ra để đi làm rất nhiều việc, kết quả việc gì cũng không nên.