Sai lầm lớn của đời người là sống với cái tôi quá lớn
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa sự tự tin và tự ái, tự trọng lớn và cái tôi lớn. Thực chất, cái tôi lớn chỉ khiến cuộc sống của chúng ta tăng thêm sự tham, sân, si mà thôi
Cái “Tôi” tồn tại trong mỗi người theo lẽ tự nhiên
Cái tôi quá lớn tự mình làm mình khổ đau
Cái tôi có thể được kiểm soát
Tập bớt nói chuyện với trí não
Đừng tìm cách bảo vệ cái tôi
Đừng nuôi dưỡng cái tôi
Đừng tin vào bất cứ cái gì bạn suy nghĩ
FAQ
Cái tôi là gì?
Về phương diện triết học, cái “Tôi” hay bản ngã là phạm trù phản ánh cái riêng có được của trung tâm tinh thần một con người. Được hiểu là cái tôi ý thức hay đơn giản là cái tôi bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác. Còn theo lẽ tự nhiên, mỗi người đều có cái tôi riêng
Cái tôi có tốt không?
Cái tôi không những tốt mà còn rất tốt. Nó là nguyên nhân và cũng là lý do cho sự tồn tại của mỗi con người. Nếu không có nó, không những bạn mà ngay cả chúng ta sẽ rơi vào sự hoang mang trong suốt cuộc hành trình đi tìm bản thân mình.
Cái tôi quá cao là gì?
"Cái Tôi quá Cao" nghĩa là chúng ta coi trọng giá trị bản thân mình hơn giá trị của người khác. Người có “cái tôi” quá cao, là người luôn xem mình là nhất, không chịu thua kém bất cứ ai, bất cứ việc gì, xem thường suy nghĩ, lời nói của người khác, không cần biết điều mình làm đúng hay sai, tốt hay xấu, cứ tự hào một cách vô ý thức,… Chính “cái tôi” đó sẽ biến họ thành người láo toét, hống hách, coi khinh người khác,…Không biết những người có “cái tôi” quá lớn, có bao giờ họ nhìn lại để thấy bản thân mình như thế nào hay không?
Có thể kiểm soát cái tôi cao được không?
Được, cái tôi hoàn toàn có thể kiểm soát. Hãy làm theo 5 cách sau: - Tập bớt nói chuyện với trí não - Đừng tìm cách bảo vệ cái tôi - Hãy từ bi với chính mình (self-compassion) - Đừng nuôi dưỡng cái ngã - Đừng tin vào bất cứ cái gì bạn suy nghĩ
Dấu hiệu nào nhận biết cái tôi cao?
Hãy để ý các dấu hiệu sao để tìm ra cái tôi cao: - Khi chúng ta chỉ công nhận, lắng nghe, thấy vui khi được người khác nói về những cái tốt, thế mạnh của mình. Nhưng chúng ta lơ là, không suy nghĩ, thậm chí đôi khi là khó chịu khi nghe thấy những điểm yếu, khuyết điểm của mình. - Khi chúng ta chỉ nhìn thấy những cái mình có mà không biết đến những gì mình chưa có. Nói cách khác là tự thỏa mãn với chính mình. - Khi chúng ta luôn nhìn thấy kết quả mọi thứ mình làm tốt hơn người khác, không ai bằng mình. - Khi chúng ta luôn nhìn thấy mọi thứ của mình là tốt nhất, và không ai có những thứ ấy tốt hơn mình. - Khi chúng ta không thể lắng nghe được những điều người khác nói và suy ngẫm về nó. - Khi chúng ta không sẵn sàng chấp nhận (đón nhận) sự thay đổi, ngay cả khi biết nó đúng. - Khi chúng ta không sẵn sàng nghiên cứu, học hỏi. Sự học hỏi ở đây, không chỉ là học hỏi kiến thức có liên quan đến công việc chuyên môn, mà là nhìn và học hỏi ở những người xung quanh, với những điều bản thân mình chưa có, không có.
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết!
Theo Mangthuvien