3 phần mềm phân tích và hiển thị dữ liệu
Để giải quyết nhu cầu cho việc tạo ra các đồ thị hiển thị dữ liệu đơn giản nhưng mạnh mẽ, chứ đựng nhiều thông tin; nhiều công cụ hiển thị dữ liệu đã ra đời. Tuy nhiên nhiều chuyên gia phân tích dữ liệu và các nhà quản lý thường không nhận biết hết được các công cụ này.
Một câu nói nổi tiếng của William Glasser, chuyên gia tâm thân học Mỹ:
Chúng ta học….
10% của những gì ta đọc được
20% của những gì ta nghe thấy
30% của những gì ta nhìn thấy
50% của những gì ta nghe và nhìn thấy
70% của những gì ta thảo luận
80% của những gì ta trải nghiệm
95% của những điều ta dạy người khác
Từ đấy ta thấy tầm quan trọng khác nhau của các hoạt động của con người tác động đến quá trình nhận thức và truyền tải thông tin. Các hoạt động nâng cao như thảo luận, trải nghiệm và truyền dạy cho người khác luôn xuất hiện và kết hợp các hoạt động đơn lẻ khác như đọc, nghe và nhìn thấy.
Để hỗ trợ các hoạt động trên, chúng ta có thể tạo ra 1 sắp xếp tương ứng với khả năng nhận biết của các dạng dữ liệu khác nhau như sau:
Văn bản << Bảng tính << Đồ thị << Đồ thị tương tác << đồ thị tương tác dẫn chuyện.
Mặt khác, số lượng dữ liệu cần tiếp nhận và xử lý đang tăng lên hằng ngày. Các nhà quản lý thường có rất ít thời gian để tiếp nhận thông tin cập nhật hằng ngày về hoạt động kinh doanh. Và hơn thế nữa, họ cần xử lý ngay dữ liệu, so sánh với quá khứ, diễn biến hiện tại, tìm hiểu nguyên nhân của các vấn đề trong thời gian sớm nhất để có thể đưa ra các phản ứng và biện pháp xử lý kịp thời.
Kết hợp lại, hai yếu tố trên đã biến việc hiện thị dữ liệu dưới dạng đồ thị trực quan trở thành một phần quan trọng của quá trình phân tích dữ liệu, thập chí là phần quan trọng nhất. Vì trong đa số các trường hợp thì người dùng cuối cùng hay “khách hàng” của việc phân tích dữ liệu là các nhà quản lý cấp cao, người không chuyên về kỹ thuật phân tích, nên việc truyền tải dễ dàng và hiệu quả là tiêu chí hàng đầu.
Để giải quyết nhu cầu cho việc tạo ra các đồ thị hiển thị dữ liệu đơn giản nhưng mạnh mẽ, chứ đựng nhiều thông tin; nhiều công cụ hiển thị dữ liệu đã ra đời. Tuy nhiên nhiều chuyên gia phân tích dữ liệu và các nhà quản lý thường không nhận biết hết được các công cụ này. Vậy nên trong bài này tôi sẽ tóm tắc một số công cụ hiển thị dữ liệu khác nhau để có cái nhìn tổng quan.
Trước hết là một đồ thị cập nhật các phần mềm (công cụ) nỗi tiếng trong lĩnh vực hiển hiện dữ liệu – data visualization được đánh giá cao tại hội nghị “Gartner Data & Analytics Summit 2017”:
Chúng ta điểm qua từng công cụ.
1. Tableau
Công cụ Tableau Desktop, có giá từ $999 một năm, là cái tên đã phát triển hoàn chỉnh trong thị trường phần mềm tự phân tích và hiễn thị dữ liệu. Chính bởi điều này, Tableau desktop đã trở thành biểu tượng, có ý nghĩa tượng trưng cho phân tích và hiễn thị dữ liệu. Tuy nhiên, sự phát triển cũng đi kèm với một số hệ quả nhất định như: sản phẩm đồ sộ và bị nhầm lẫn rằng dòng sản phẩm chính là một ứng dụng trên máy tính cá nhân hơn là một dịch vụ ứng dụng trên nền tảng Web 100%.
Gồm có 3 sản phẩm chính là: phần mềm xây dựng đồ thị hiển thị – Tableau desktop, máy chủ chia sẽ bản biểu dữ liệu – Tableau server và hệ thống chia sẽ biểu đồ dữ liệu trực tuyến – Tableau online
Tableau desktop:
- Xây dựng đồ thị và các bảng biểu dữ liệu tương tác cao
- Rất dễ sử dụng, dành cho nhiều đối tượng
- Có thể làm việc với nhiều nguồn lưu trữ dữ liệu khác nhau
- Tính năng “data story – kể chuyện bằng dữ liệu” rất hiệu quả và mạnh mẽ
Tableau server:
Để chia sẽ bảng biểu và dữ liệu, tham gia quản lý dữ liệu
- Bảo vệ dữ liệu an toàn trên hệ thống mấy chủ của doanh nghiệp
- Sử dụng kết nối dữ liệu trên di dông thuận lợi
Tableau Online:
Tableau Online là một mấy chủ ảo trên nền điện toán đám mây làm nhiều vụ tương tự Tableau server
- Tin cậy, an toàn và luôn cập nhật
- Giảm thiểu việc thiết lập và quản lý phần cứng máy chủ
2. Microsoft – Power BI
Microsoft, hãng phần mềm nỗi tiếng của Bill Gate với hệ điều hành Windows cũng đã phát triển hệ thống Power BI chuyên cho việc xử lý hiển thị dữ liệu. Với một công cụ phân tích hiễn thị dữ liệu tự sử dụng môt cách dễ dàng và gần như miễn phí, Microsoft Power BI tiếp tục được mở rộng và thêm nhiều tính năng mới gần như mỗi tháng.
Công cụ này bắt đầu bằng một ứng dụng bổ sung cho hệ sinh thái Microsoft, nay đã phát triển thành một gói sản phẩm đầy đủ chức năng và được đánh giá trong nhóm dẫn đầu (cùng với Tableau) trong nhóm công cụ hiễn thị, phân tích dữ liệu.
Microsoft đã xây dựng Power BI để phục vụ 3 nhóm khách hàng chính:
Phiên bản trên web: Phục vụ các nhóm đối tượng chung, muốn tự mình thực thiện phân tích dữ liệu. Người dùng có thể thực hiện một vài phân tích cơ bản trên web bằng cách kéo và thả dữ liệu để tạo ra các biểu đồ mong muốn, đồng thời thực hiện một số hiệu chỉnh nhỏ. Phiên bản online có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu chạy trên này điện toán đám mây của Mcrosoft là Azure.
Phiên bản trên máy tính cá nhân, tên là Microsoft Power BI Personal Gateway. Phần mềm này cho phép bạn truy cập vào cơ sở dữ liệu riêng của công ty, được bảo vệ trong bức tường lửa và mạng nội bộ công ty, và cũng kết nối tới các cở sỡ dữ liệu điện toán đám mây . Bạn phải trả cho phiên bản Pro (chuyên nghiệp) và một hệ điều hành 64-bit Windows để sử dụng nó.
Ngoài ra Microsoft còn 2 phiên bản khác tên là Power BI Embedded, một biến thể của Power BI có tính năng thực hiện các báo cáo hiễn thị mà các nhà phát triển ứng dụng có thể tích hợp trong phần mềm hay ứng dụng di động của họ. Cuối cùng nhưng không kém phần hấp dẫn với người dụng thích thú với hiễn thị dữ liệu là phiên bản mới có tên “Power BI Publish to web”. Nó dùng để phát hành nhanh và dễ dàng các bản biểu, đồ thị tạo ra bởi Power BI lên trang Web của công ty hay cá nhân người dùng, cũng như email hay mạng xã hội.
3. Qlik
Phần mềm phân tích hiễn thị dữ liệu Qlik Sense Enterprise Server, có giá từ $1500 một tài khoản, là một sản phẩm khá mới nhưng phát triển rất nhanh trong làng công nghệ hiện thị đồ thị và phân tích dữ liệu. Như đánh giá hội nghị “Gartner Data & Analytics Summit 2017” ở hình bên trên thì Qlik đã lọt vào nhóm những phần mềm dẫn đầu xét trên 2 tiêu chí tầm nhìn và sự xuất sắc về chất lượng sản phẩm. Qlik có rất đa dạng dòng sản phẩm và các bảng giá khá nhau nên đôi khi làm rối trí người mua khi lựa chọn loại phù hợp với mình.
Qlik Sense Enterprise Server có thể chạy trên một máy tính cá nhân hay trên nền tảng máy ảo online có thể truy cập bằng phần mềm truy cập web thông thường. Đây là một trường hợp IT thông dụng vì người dùng Qlik và nguồn dữ liệu được quản lý tập trung. Giao diện sử dụng để vẻ bản biểu đồ là giống nhau giữ phiên bản trên mấy tính cá nhân và chạy trên nền tảng web. Ngoài ra Qlik có một hệ thống quản lý tập trung user. Nhìn chung, Qlik Sense Enterprise Server có thể phục vụ nhu cầu của công ty từ nhỏ đến vừa một cách xuất sắc, nhưng vì phần mềm này tương đối khá phức tạp để học hơn các hãng khác và một bảng giá sản phẩm phức tạp không cần thiết nên nó không được đánh giá cao so với Tableau và Microsoft Power BI.
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết!
Nha thân tặng bộ source code blog này cho những ai quan tâm.
duongnguyen
Tags: Phần mềm phân tích dữ liệu, Qlik software, Tableau, Tableau desktop, Tableau server, Tableau online, microsoft power